Thứ Năm, 31 tháng 7, 2014

Chất lượng kiểm toán viên chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập

Chất lượng dịch vụ kế toán chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập

(Dân trí) - Cả nước có khoảng 1.800 người được cấp chứng chỉ kiểm toán viên, tuy nhiên chất lượng đội ngũ kiểm toán viên và chất lượng dịch vụ kiểm toán còn chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

(ảnh minh họa)
 
Theo tờ trình về dự án Luật Kiểm toán độc lập mà Chính phủ gửi Quốc hội, sau 19 năm hoạt động, kiểm toán độc lập đã phát triển nhanh về số lượng và quy mô cũng như nâng cao năng lực chuyên môn, chất lượng dịch vụ cung cấp.
 
Đến tháng 6/2010 cả nước đã có 162 doanh nghiệp dịch vụ kế toán, kiểm toán với trên 6.700 người làm việc. Hầu hết các dịch vụ cung cấp cho khách hàng ngày càng được tín nhiệm, được xã hội thừa nhận.
 
Tuy nhiên, đối tượng khách hàng chủ yếu là kiểm toán các doanh nghiệp lớn ở một số lĩnh vực gồm: các doanh nghiệp có vốn nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước, ngân hàng và các tổ chức tín dụng, công ty cổ phần niêm yết, công ty cổ phần đại chúng, công ty bảo hiểm, các dự án xây dựng bằng vốn Nhà nước và dự án của tổ chức quốc tế... Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân vẫn chưa thực hiện dịch vụ kế toán.
 
Cũng tính đến tháng 6, cả nước có khoảng 1.800 người được cấp chứng chỉ dịch vụ kế toán viên, tuy nhiên số lượng kiểm toán viên làm việc tại các công ty dịch vụ kế toán khoảng 1.200 người, bình quân mỗi công ty kiểm toán có 8 kiểm toán viên. So với nhu cầu kiểm toán ngày càng tăng thì số lượng kiểm toán viên hiện có còn hạn chế.
 
Chất lượng đội ngũ kiểm toán viên và chất lượng dịch vụ kiểm toán còn chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Ngoài kiểm toán viên của các công ty kiểm toán lớn, đa số các kiểm toán viên còn lại ở các công ty hiện nay chưa được đào tạo một cách bài bản về kỹ năng hành nghề chuyên nghiệp. Số lượng kiểm toán viên có chứng chỉ kiểm toán quốc tế còn hạn chế (khoảng 480 người).
 
Việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp và kỷ luật hành nghề của kiểm toán viên đôi khi vẫn chưa được nhận thức một cách đầy đủ, chưa trở thành ý thức tự giác đối với mỗi kiểm toán viên khi hành nghề. Chế tài xử phạt hành vi vi phạm của kiểm toán viên chưa đủ mạnh để phòng ngừa và răn đe nên cũng ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kiểm toán.
 
Bên cạnh đó, nhiều công ty kiểm toán mới thành lập quá nhỏ, số lượng kiểm toán viên có chứng chỉ chỉ đạt mức yêu cầu tối thiểu (3 người), trong đó thậm chí có người còn làm kiêm nhiệm công tác quản lý. Tỷ lệ nhân viên có chứng chỉ dịch vụ kế toán viên còn quá thấp, hay xáo trộn... Những điều đó đã dẫn đến chất lượng dịch vụ của một số công ty kiểm toán nhỏ vẫn chưa đạt yêu cầu.
 
Việc kiểm soát hoạt động của các kiểm toán viên đã được Bộ Tài chính phối hợp với Hội nghề nghiệp triển khai từ khi có hoạt động dịch vụ kế toán độc lập, tuy nhiên việc kiểm tra mới chủ yếu đánh giá về việc tuân thủ pháp luật và các quy định về dịch vụ kế toán mà chưa đi sâu vào đánh giá chất lượng kết luận của báo cáo kiểm toán, nguyên do là Bộ Tài chính và Hội nghề nghiệp không có đủ lực lượng cán bộ có chứng chỉ hành nghề để thực hiện kiểm tra (vì người đi kiểm tra đòi hỏi cũng phải có chứng chỉ hành nghề).
 
Theo tờ trình của Chính phủ, nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trên là: Pháp luật về kiểm toán độc lập chưa hoàn chỉnh, văn bản pháp luật cao nhất mới ở cấp Nghị định Chính phủ, trong khi các lĩnh vực khác đã được luật hoá (như chứng khoán, ngân hàng, kiểm toán nhà nước,...).
 
Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường định hướng XHCN, các yếu tố của thị trường dịch vụ tài chính trong đó có dịch vụ kiểm toán vẫn chưa thực sự hoàn chỉnh, tập quán, nhu cầu sử dụng kiểm toán độc lập chưa cao. Năng lực quản lý nhà nước về kiểm toán độc lập còn hạn chế do thiếu cơ sở pháp lý, quy trình công nghệ quản lý chưa cao, chưa có kinh nghiệm.
 
Do đó, việc ban hành luật sẽ tạo ra một khung pháp lý cao nhất về kiểm toán độc lập, tạo điều kiện cho dịch vụ kế toán phát triển. Dự thảo luật quy định chặt chẽ hơn, yêu cầu cao hơn về điều kiện thành lập và hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán, điều kiện để cấp chứng chỉ kiểm toán viên, điều kiện hành nghề kiểm toán...; quy định về các nguyên tắc kiểm toán, nội dung kiểm toán, quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của doanh nghiệp kiểm toán, của kiểm toán viên hành nghề và các điều bị nghiêm cấm, hạn chế để đảm bảo nâng cao chất lượng dịch vụ và tính độc lập của ngành nghề này.
 
Những nội dung này là cần thiết, nhằm điều chỉnh các hành vi của doanh nghiệp kiểm toán, kiểm toán viên trong suốt quá trình hoạt động; đó cũng là tiêu chí, điều kiện để cơ quan quản lý nhà nước giám sát chất lượng đối với ngành nghề này. Lĩnh vực kiểm toán mang tính chất dịch vụ chuyên ngành, hoạt động kiểm toán cũng có những điều kiện riêng và đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý.
 
Mặt khác, hoạt động kiểm toán có phạm vi ảnh hưởng khá rộng, không chỉ cơ quan quản lý nhà nước sử dụng báo cáo kiểm toán mà còn các tổ chức, doanh nghiệp và công chúng đầu tư. Việc ban hành khuôn khổ pháp lý cao, chặt chẽ, sẽ tạo điều kiện cho công tác giám sát chất lượng, phòng ngừa những thiệt hại cho nền kinh tế cũng như cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư.
 
Việc ban hành Luật Kiểm toán độc lập cũng sẽ nâng cao vai trò của cơ quan quản lý nhà nước thông qua việc cấp giấy phép thành lập và hoạt động doanh nghiệp kiểm toán, cấp chứng chỉ kiểm toán viên và các biện pháp nhằm nâng cao năng lực giám sát, cưỡng chế thực thi, xử lý vi phạm trong lĩnh vực kiểm toán.
 
Luật Kiểm toán độc lập sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với dịch vụ kiểm toán, trong đó có doanh nghiệp có liên quan đến lợi ích công chúng bắt buộc phải kiểm toán…
 
An Hạ
Bài gốc: http://dantri.com.vn/kinh-doanh/chat-luong-kiem-toan-vien-chua-dap-ung-yeu-cau-hoi-nhap-436588.htm

Thủ tục thành lập công ty

Thủ tục thành lập công ty mới nhất 2014

(Dân trí) - Em hiện nay đang có nhu cầu thành lập công ty cổ phần để hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên em chưa biết trình tự thủ tục thành lập công ty cụ thể như thế nào?

Em phải làm những gì để thành lập công ty đúng quy định pháp luật? Rất mong quý báo giúp đỡ em? (Hoàng Minh Thành, Email: hminhthanh@gmail.com)
Trả lời:
Để thực hiện thủ tục thành lập công ty cổ phần bạn phải thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010 thì hồ sơ thành lập công ty cổ phần bao gồm:
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (theo mẫu)
2. Dự thảo Điều lệ công ty
3. Danh sách cổ đông thành lập công ty cổ phần(theo mẫu)
4. Bản sao CMND chứng thực của các cổ đông sáng lập
5. Nếu cổ đông là tổ chức cần có:
- Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Bản sao chứng thực CMND của người đại diện theo pháp luật và bản sao CMND chứng thực của người đại diện theo ủy quyền
Ngoài ra, nếu công ty định thành lập có ngành nghề kinh doanh có điều kiện cần bổ sung các giấy tờ sau:
- Ngành nghề yêu cầu vốn pháp định: Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
- Ngành nghề yêu cầu có chứng chỉ hành nghề: Bản sao chứng thực chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân thành lập công ty
Bước 2: Nộp hồ sơ tại phòng Đăng ký kinh doanh có thẩm quyền
Sau khi có đầy đủ các giấy tờ quy định tại Điều 20 Nghị định 43 bạn tiến hành nộp hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính (Điều 25 Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010).
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiêp có thể trực tiếp đi nộp hoặc ủy quyền cho người khác đi nộp. Nếu trường hợp ủy quyền thì người được ủy quyền cần có giấy ủy quyền hợp lệ (Điều 12 Thông tư 14/2010/TT-BKH ngày 04/06/2010)
Sau 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ của bạn hợp lệ bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp (Khoản 4 Điều 25 Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/04/2010)
Bước 3: Thủ tục làm con dấu pháp nhân
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bạn cầm một bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến cơ sơ có chức năng khắc dấu để thực hiện việc làm con dấu pháp nhân cho công ty.
Cơ sở khắc dấu sau khi khắc xong dấu pháp nhân sẽ chuyển cho cơ quan công an tỉnh, thành phố để công an tiến hành kiểm tra đăng ký và trả con dấu cho doanh nghiệp.
Theo quy định tại Điều 5 Mục II Thông tư liên tịch số 05/2008/TTLT/BKH-BTC-BCA ngày 29/7/2008 quy định:
5. Trả kết quả đăng ký con dấu
Trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ khi nhận được con dấu do cơ sở khắc dấu chuyển đến, cơ quan công an có trách nhiệm kiểm tra, đăng ký để trả con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho doanh nghiệp”.
Khi đến nhận con dấu, đại diện doanh nghiệp mang theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản gốc) và xuất trình CMND cho cơ quan công an. Ngoài ra, nếu đại diện hợp pháp của doanh nghiệp không thể trực tiếp đi nhận con dấu thì có thể ủy quyền (ủy quyền có công chứng) cho người khác đến nhận con dấu.
Bước 4: Thủ tục sau đăng ký kinh doanh
Một doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề không có điều kiện sau khi có Đăng ký kinh doanh và con dấu là có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình theo quy định tại Điều 8 Luật Doanh nghiệp.
Tuy nhiên theo quy định pháp luật, sau khi có Đăng ký kinh doanh Doanh nghiệp cần thực hiện các công việc như sau:
-         Đăng báo (Điều 28 Luật Doanh nghiệp);
-         Làm tờ khai và nộp thuế môn bài (Điều 31 Luật Quản lý Thuế, Điều 1 Thông tư Số 42/2003/TT-BTC ngày 07/05/2003 và Điều 1 Nghị định 75/2002/NĐ-CP ngày 30/08/2002 về thuế môn bài);
-         Làm thủ tục in hóa đơn và đăng ký mẫu hóa đơn (Điều 6, Điều 8, Điều 9 Nghị định 51/2009/NĐ-CP);
-         Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kinh doanh đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện;

15 tố chất cần có để khởi nghiệp thành công

15 yếu tố thành lập doanh nghiệp và hoạt động thành công

 Sự thật là rất nhiều doanh nghiệp mới thành lập không tồn tại quá 5 năm. Để vượt qua giới hạn khó khăn này, nhà sáng lập phải thường xuyên rèn luyện những tố chất cần thiết để hoàn thiện vai trò lãnh đạo doanh nghiệp.


1. Giỏi tuyển dụng và… sa thải

1. Giỏi tuyển dụng và… sa thải


Xây dựng đội ngũ đồng hành là việc vô cùng quan trọng với các doanh nhận thành lập doanh nghiệp. Những nhân viên đầy nhiệt huyết, tài năng và có cùng chí hướng sẽ cùng bạn đưa công ty đến những mục tiêu ấn tượng. Tuy nhiên, giỏi tuyển dụng cũng chưa đủ mà chủ doanh nghiệp cũng cần sáng suốt trong việc sa thải.

Quyết đoán trong các vấn đề nhân sự sẽ tránh cho người sáng lập nhiều thất bại nhãn tiền. Cả nể không giúp công ty bạn tồn tại và phát triển. Bạn cần bước lên phía trước với sự tự tin, thoải mái và một đội ngũ toàn tâm toàn ý.

2. Xây dựng văn hóa trước khi xây dựng công ty


Hầu hết những CEO nổi tiếng, chẳng hạn như Tony Hsied của Zappos, đã định hướng về việc xây dựng văn hóa công ty trước cả khi thành lập. Mỗi nhân viên khi tham gia vào đội ngũ đều nhận thức được rõ ràng sứ mệnh, tầm nhìn và mục đích của mình. Chính văn hóa công ty giúp bạn xây dựng một “lực lượng hùng mạnh” và khác biệt trên thương trường.

3. Biết lắng nghe và hành động

Nhiệm vụ của lãnh đạo không chỉ là lên kế hoạch và chỉ đạo. Kỹ năng lắng nghe cũng đóng vai trò trung tâm. Đặc biệt là trong giai đoạn khởi nghiệp, khi bạn vội vã thành công và có thể là thiếu tỉnh táo thì những lời khuyên và phản hồi luôn có giá trị. Việc tiếp theo bạn nên làm sau khi lắng nghe các ý kiến là bắt tay vào hành động. Chỉ có hành động mới tạo ra sự thay đổi.

4. Kiên trì

AirBnB đã mất 1.000 ngày trước khi chính thức bắt đầu kinh doanh. Hãy thử tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu họ bỏ cuộc sau 999 ngày? CEO không chỉ biết cách “đào hầm” mà còn kiên trì cho đến khi tìm được kho báu.

5. Có tầm nhìn

Có vô số CEO tài năng trên thế giới cũng như những công ty khổng lồ trong lĩnh vực mà bạn kinh doanh. Bạn làm thế nào để khẳng định mình trong sân chơi đó? Tầm nhìn sẽ quyết định tất cả. Liệu bạn có sáng tạo ra được những sản phẩm, dịch vụ khiến khách hàng say mê?

6. Luôn tập trung

Steve Jobs sẽ không để nhóm của mình nghỉ ngơi, nếu chưa xong việc. Nghe có vẻ cực đoan, nhưng có lẽ đó là cách duy nhất để tập trung cao độ cho những công việc đầy thử thách.

7. Nói năng lưu loát

Không có nhà lãnh đạo tài giỏi nào lại gặp khó khăn trong việc trình bày những suy nghĩ của mình. Có thể bạn không có năng khiếu diễn thuyết hùng hồn như Steve Jobs, nhưng ít ra bạn cần biết cách thể hiện rõ ràng, ngắn gọn và chính xác những ý tưởng của mình cho mọi người.

8. Luôn quan tâm đến khách hàng

CEO giỏi là người hiểu sâu sắc những gì khách hàng muốn và cả những gì khách hàng ghét.

9. Giỏi thuyết phục
Ở vai trò lãnh đạo, CEO luôn phải đối phó với các nhóm lợi ích xung đột. Thứ mà khách hàng muốn thì các nhà đầu tư lại không thích. Vì vậy, bạn phải giỏi thuyết phục những người khác đồng thuận với mình, hoặc hơn nữa, là thay đổi cách nhìn và quan điểm của họ,

10. Chú ý đến tiểu tiết

Trong giai đoạn đầu khởi nghiệp, nhà sáng lập phải tham gia tích cực vào mọi khâu, từ tài chính đến thiết kế. Con thuyền của bạn vừa ra khơi và bạn cần đảm bảo tất cả các thủy thủ sẽ cùng bạn đưa nó đi đúng hướng.

11. Thích ứng nhanh với thay đổi


Các doanh nhân giỏi có khả năng điều chỉnh sản phẩm và mô hình kinh doanh để đáp ứng những thay đổi bất ngờ trên thị trường cũng như nhu cầu tiêu dùng.

12. Tự quyết định nhanh chóng

Giám đốc điều hành của những công ty lớn thường có nhiều thời gian để phân tích sâu trước khi đưa ra quyết định kinh doanh, nhưng khi thành lập doanh nghiệp nhỏ thì phải liên tục đưa ra những quyết định và lựa chọn mỗi ngày.

13. Có tinh thần cạnh tranh khốc liệt

CEO ưu tú là người luôn muốn giành chiến thắng, luôn muốn có được những hợp đồng lớn, thuê được các nhân viên giỏi và thành công trong tất cả các thương vụ.

14. Can đảm

Mỗi doanh nhân khởi nghiệp, ít nhất phải có đủ can đảm để thành lập doanh nghiệp, kế đến là đủ can đảm để nổi bật, đủ can đảm để đối đầu với đối thủ và đưa ra những quyết định “khác thường”.

15. Hào phóng

Hào phóng ở đây không có nghĩa là chi tiêu rộng rãi. Một CEO hào phóng hiểu rõ tiểu tiết công việc nhưng theo đuổi kết quả vĩ mô, có tầm nhìn khác biệt độc đáo nhưng không ngại dành sự quan tâm chân thành, sẵn sàng hỗ trợ tất cả mọi người xung quanh.
 
Theo Doanh nhân Sài Gòn

Bài gốc:http://dantri.com.vn/chung-toi-noi/15-to-chat-can-co-de-khoi-nghiep-thanh-cong-894578.htm